CƠ SỞ - ĐẠI LÝ - NÔNG SẢN - THỰC PHẨM
Home » , , , , , , , » Hồ Tiêu Việt Nam, những kiến thức cơ bản về cây tiêu

Hồ Tiêu Việt Nam, những kiến thức cơ bản về cây tiêu

Hồ tiêu Việt Nam từ tên gọi đến giá trị của cây Tiêu

- Hồ tiêu hay còn gọi là tiêu ăn, cổ nguyệt, hắc cổ nguyệt, bạch cổ nguyệt (danh pháp hoa học: Piper nigrum) là một loài cây leo có hoa thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae), trồng chủ yếu để lấy quả và hạt, thường dùng làm gia vị dưới dạng khô hoặc tươi.
Hồ tiêu ra trái
Hồ tiêu ra trái
- Hồ tiêu là một loại dây leo, thân dài, nhẵn không mang lông, bám vào các cây khác bằng rễ. Thân mọc cuốn, mang lá mọc cách. Lá như lá trầu không, nhưng dài và thuôn hơn. Có hai loại nhánh: một loại nhánh mang quả, và một loại nhánh dinh dưỡng, cả hai loại nhánh đều xuất phát từ kẽ lá. Đối chiếu với lá là một cụm hoa hình đuôi sóc. Khi chín, rụng cả chùm. Quả hình cầu nhỏ, chừng 20-30 quả trên một chùm, lúc đầu màu xanh lục, sau có màu vàng, khi chín có màu đỏ. Từ quả này có thể thu hoạch được hồ tiêu trắng, hồ tiêu đỏ, hồ tiêu xanh và hồ tiêu đen. Đốt cây rất dòn, khi vận chuyển nếu không cận thận thì cây có thể chết. Quả có một hạt duy nhất.

Thu hoạch hồ tiêu và chế biến Hồ Tiêu

- Hồ tiêu được thu hoạch mỗi năm một lần. Muốn có hồ tiêu đen, người ta hái quả vào lúc xuất hiện một số quả đỏ hay vàng trên chùm, nghĩa là lúc quả còn xanh; những quả còn non quá chưa có sọ rất giòn, khi phơi dễ vỡ vụn, các quả khác khi phơi vỏ quả sẽ săn lại, ngả màu đen. Muốn có hồ tiêu trắng (hay hồ tiêu sọ), người ta hái quả lúc chúng đã thật chín, sau đó bỏ vỏ. Loại này có màu trắng ngà hay xám, ít nhăn nheo và ít thơm hơn (vì lớp vỏ chứa tinh dầu đã mất) nhưng cay hơn (vì quả đã chín). Tham khảo video thu hoạch hồ tiêu.

- Bên cạnh hai sản phẩm nói trên, tuy hiếm hơn, còn có hồ tiêu đỏ, là loại hồ tiêu chín cây hoặc được thu hái khi rất già, ủ chín sau đó được chế biến theo cách thức đặc biệt để giữ màu đỏ của vỏ. Hồ tiêu đỏ có màu đỏ thẫm hơi ngả đen, được sản xuất tại Ấn Độ và tại huyện Chư Sê và Bà Rịa - Vũng Tàu Việt Nam. Giá trị xuất khẩu của tiêu đỏ sau khi chế biến cao hơn gấp 3 đến 4 lần so với hạt tiêu đen

Thành phần hóa học của hồ tiêu

Hồ tiêu cũng rất giàu vitamin C, thậm chí còn nhiều hơn cả cà chua. Một nửa cốc hồ tiêu xanh, vàng hay đỏ sẽ cung cấp tới hơn 230% nhu cầu canxi 1 ngày/1 người.

Trong tiêu có 1,2-2% tinh dầu, 5-9% piperin và 2,2-6% chanvixin. Piperin và chanvixin là 2 loại ankaloit có vị cay hắc làm cho tiêu có vị cay. Trong tiêu còn có 8% chất béo, 36% tinh bột và 4% tro.

Hồ tiêu được sử dụng

- Thường dùng hạt tiêu đã rang chín, thơm cay làm gia vị. Tiêu thơm, cay nồng và kích thích tiêu hoá, có tác dụng chữa một số bệnh.
Hạt tiêu đen
Hạt tiêu đen

Hạt tiêu cũng rất giàu chất chống oxy hóa, chẳng hạn như beta carotene, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa sự hủy hoại các tế bào, gây ra các căn bệnh ung thư và tim mạch
Thông tin dinh dưỡng
Hồ tiêu
Giá trị dinh dưỡng 100 g, Calo (kcal) 251, Lipid 3,3 g, Chất béo chuyển hóa 0 g, Cholesterol 0 mg  ,Natri 20 mg, Kali 1.329 mg, Cacbohydrat 64 g, Chất xơ 25 g, Đường 0,6 g, Protein 10 g, Vitamin, A    547 IU    Vitamin C    0 mg, Canxi    443 mg    Sắt    9,7 mg, Vitamin D    0 IU    Vitamin B6    0,3 mg, Vitamin B12    0 µg    Magiê    171 mg
Thành phần dinh dưỡng hạt tiêu
Thành phần dinh dưỡng hạt tiêu

Riêng về Hồ tiêu Việt Nam

- Từ nhiều năm nay, giới kinh doanh nông sản và gia vị khắp thế giới biết đến Việt Nam với tư cách của một nhà xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới. Năm 2014, ngành hồ tiêu Việt Nam vượt ngưỡng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, sản lượng chiếm trên 41% tổng sản lượng các nước trồng tiêu toàn thế giới và lượng xuất khẩu đạt 58% thị phần hồ tiêu toàn cầu.
Tiềm năng và triển vọng.
Vườn hồ tiêu tại Chư Sê Gia Lai
Vườn hồ tiêu tại Chư Sê Gia Lai
- Cây hồ tiêu có tên khoa học là Piper nigrum, thuộc họ Piperaceae, có nguồn gốc từ Ấn Độ, được người Pháp trồng ở Việt Nam từ thế kỷ XVII. Đến cuối thế kỷ XIX, hồ tiêu đã trở thành sản phẩm hàng hóa được trồng ở Phú Quốc, Hòn Chồng và Hà Tiên (Kiên Giang). Đầu thế kỷ XX, hồ tiêu được phát triển lên vùng đất đỏ bazan ở miền Đông Nam Bộ và miền Trung. Tuy nhiên, vào những năm 1970, diện tích hồ tiêu tại Việt Nam vẫn còn ít, mới có khoảng 400 ha, đạt sản lượng khoảng 500 tấn.

- Hiện nay, Việt Nam có 6 tỉnh trọng điểm sản xuất hồ tiêu gồm: Bình Phước 12.148 ha, Đắk Nông 11.154 ha, Đắk Lắk 12.082 ha, Bà Rịa – Vũng Tàu 9.074, Đồng Nai 9.010, Gia Lai 11.245. Trong đó, khu vực Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ đứng đầu về diện tích, năng suất và sản lượng. Ngoài ra, còn có các vùng trồng tiêu khác như Phú Quốc (Kiên Giang) đã có thương hiệu lâu nay và vùng trồng hồ tiêu ở Quảng Trị …
- Việt Nam có tốc độ xuất khẩu hồ tiêu tăng nhanh, đạt tốc độ tăng 15-20% bình quân mỗi năm. Năm 2001, lần đầu tiên Việt Nam trở thành nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới với tổng lượng xuất khẩu 50.506 tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 90 triệu USD. Năm 2014, ngành sản xuất hồ tiêu thế giới giảm sút do một số nước bị mất mùa đẩy giá tiêu lên cao, riêng Việt Nam vẫn ổn định, đạt diện tích hơn 73.500 ha, sản lượng gần 140.000 tấn, xuất khẩu 156.396 tấn (bao gồm cả lượng nhập về để tái xuất) và đạt kim ngạch xuất khẩu 1.204,98 tỷ USD.
Việt Nam xuất khẩu tiêu
Việt Nam xuất khẩu tiêu
- Hiện nay, hồ tiêu Việt Nam được xuất khẩu đến 97 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi. Đặc biệt, sản phẩm hồ tiêu chất lượng cao của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ và các nước EU ngày càng tăng. Các nước châu Âu chiếm thị phần 40%, đã chấp nhận công nghệ sản xuất hồ tiêu Việt Nam và các mặt hàng gia vị chế biến từ hồ tiêu Việt Nam.

- Năm 2005, Việt Nam gia nhập Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC). Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, ngành hồ tiêu Việt Nam tham gia sâu hơn vào thị trường quốc tế, đã vào được các nước có hàng rào kỹ thuật rất ngặt nghèo như Nhật Bản, Hà Lan, Mỹ, Đức, Pháp…

- Chúng tôi đến huyện Chư Sê, thủ phủ hồ tiêu của tỉnh Gia Lai ở Tây Nguyên, nơi có sản lượng hồ tiêu lớn nhất nước, và đã xây dựng thành công thương hiệu hồ tiêu Chư Sê.
Thu hoạch hồ tiêu
- Ông Đồng Quốc Bảo từ Hải Phòng vào trồng hồ tiêu tại làng Luh, xã Kông H Tok, huyện Chư Sê từ 10 năm trước. Vườn hồ tiêu của ông hiện có hơn 7000 trụ, 2000 trụ đã được thu hoạch, trừ chi phí, mỗi năm ông thu về vài trăm triệu đồng. Hiện nay, ông là Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê, là người “cầm tay, chỉ việc” giúp nhiều người trồng hồ tiêu trong vùng. Ngoài ra, mỗi năm, ông ươm hàng trăm bầu tiêu giống đảm bảo chất lượng cung cấp cho người trồng, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương và dự định đầu tư dây chuyền chế biến tiêu trắng quy mô nông hộ.

- Ở miền Đông Nam Bộ có hai người trồng tiêu rất giỏi, được Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế trao bằng “Người trồng tiêu giỏi nhất đến từ Việt Nam”. Đó là các ông Trần Hữu Thắng ở xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai và ông Nguyễn Bá Thịnh ở xã Lộc An, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.

Hơn 10 năm trước, ông Trần Hữu Thắng tự tìm tòi, học hỏi về cây hồ tiêu rồi mạnh dạn bắt tay khởi nghiệp bằng cách chia khoảnh vườn của mình thành ba phần, thử nghiệm ba cách trồng, chăm sóc khác nhau để chọn ra phần vườn đạt năng suất cao nhất áp dụng trên toàn bộ diện tích. Vườn hồ tiêu phát triển tốt cho năng suất, sản lượng cao, nâng cao thu nhập. Từ đó ông mua thêm đất, trồng thêm hồ tiêu, đầu tư cho sản xuất và xây dựng một ngôi nhà khang trang, mua sắm vật dụng… Khi Trung tâm Xuân Lộc chuyển giao công nghệ tưới tiêu tiết kiệm, bón phân qua đường ống, ông tiên phong đầu tư, áp dụng công nghệ mới. Sau một năm sử dụng hệ thống cùng kỹ thuật chăm sóc mới, vườn tiêu của ông đạt năng suất 7-10 tấn/ha/năm, cao gấp 2 lần trước đây. Vào năm được mùa, gia đình ông thu lợi hàng tỷ đồng.

Tại Bình Phước, ông Nguyễn Bá Thịnh cũng là người có kinh nghiệm trồng tiêu lâu năm. 3,5 ha hồ tiêu của ông đạt năng suất cao, ít bị sâu bệnh. Ông đã sáng chế thành công hệ thống tưới nước, bón phân, tưới thuốc bảo vệ thực vật, đạt giải nhất trong Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bình Phước, giải 3 trong Hội thi toàn quốc.

Có thể nói, nhờ tiềm năng và lợi thế trên nên nhiều năm nay hồ tiêu Việt Nam luôn trở thành đối trọng quan trọng của ngành hàng hồ tiêu thế giới.

Hồ tiêu Việt Nam giữ vững ngôi đầu trên trường quốc tế

“Liên tục trong suốt 14 năm qua, hồ tiêu Việt Nam luôn giữ vững kỷ lục dẫn đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu, đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế quốc gia và tăng thu nhập cho người trồng tiêu. Hồ tiêu Việt Nam được xuất khẩu đến 97 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi.”
(Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA)Việt Nam hiện có khoảng 200 doanh nghiệp chế biến, kinh doanh hồ tiêu, trong đó có 15 doanh nghiệp hàng đầu, chiếm 70% lượng xuất khẩu cả nước. Đặc biệt, có 5 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, chiếm gần 30% thị phần xuất khẩu.

Hiện nay, 95% tổng lượng sản xuất để phục vụ xuất khẩu. Công nghệ chế biến hồ tiêu Việt Nam đã đạt được mặt bằng phổ thông chung, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng khắp thế giới. Hiện nay, dù sản lượng từ các doanh nghiệp có nhà máy chế biến công nghệ cao theo tiêu chuẩn ASTA, ESA, JSSA và xu hướng tạo sản phẩm đa dạng: tiêu đen, trắng nguyên hạt, tiêu nghiền bột, đóng gói nhỏ … tăng lên nhưng hồ tiêu Việt Nam chủ yếu vẫn xuất thô, đạt mức giá xuất khẩu 7.738 USD/1 tấn, thấp hơn giá bán của nhiều nước. Nếu ngành hàng hồ tiêu Việt Nam được tổ chức chế biến tốt hơn sẽ gia tăng giá trị sản phẩm xuất khẩu, giá hồ tiêu Việt Nam sẽ tương đương và có thể cao hơn giá của một số nước trên thế giới.

Vì vậy, Hiệp Hội hồ tiêu Việt Nam khuyến khích nâng cao chất lượng sản phẩm từ khâu trồng, các doanh nghiệp đầu tư chế biến sâu, chế biến sạch, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa thị trường nhằm thâm nhập sâu vào chuỗi cung ứng hạt tiêu tòan cầu.

Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp đầu tư vào chế biến hồ tiêu xuất khẩu đã liên tục phát triển. Tiêu biểu là Công ty CP Phúc Sinh, 5 năm liền đứng ở vị trí “vua” xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam với 6% thị phần hồ tiêu toàn thế giới, chiếm 15-17% thị phần xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam ra thế giới. Trong những năm gần đây, Phúc Sinh đạt sản lượng hồ tiêu xuất khẩu bình quân hơn 20.000 tấn/năm.

Phúc Sinh ra đời năm 2001 với số vốn ít ỏi, nhanh chóng vượt lên dẫn đầu từ phương thức làm rất riêng là phải tạo được sự khác biệt, dám thay đổi. Công ty chọn hạt tiêu lớn để bán cho những khách hàng có nhu cầu, tiên phong sản xuất tiêu trắng, đầu tư sản xuất tiêu sạch rồi tiêu tiệt trùng…Để thu hút ngày càng nhiều khách hàng, ngoài các kỹ năng maketing, tìm hiểu văn hóa, nhu cầu của người mua, tạo niềm tin với khách hàng… Phúc Sinh còn đầu tư phát triển công nghệ chế biến, trang bị phòng thí nghiệm, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn quốc tế, tuyển chọn và kiểm soát nguyên liệu từ khâu đầu vào. Năm 2010, Phúc Sinh trở thành doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên được Hiệp hội Xuất khẩu Hồ tiêu Thế giới bình chọn là nhà xuất khẩu xuất sắc về hồ tiêu.
Tiêu hạt thương phẩm
Ngoài Phúc Sinh, Công ty CP Tập đoàn Intimex cũng được đánh giá là đơn vị mạnh trong ngành hồ tiêu Việt Nam. Với sản lượng hồ tiêu xuất khẩu gần 10.000 tấn/năm, Intimex giành vị trí thứ ba về xuất khẩu hồ tiêu. Intimex có nhà máy chế biến tiêu sạch tại tỉnh Bình Dương. Năm 2010, Intimex nhận giải thưởng “Nhà chế biến sản phẩm hồ tiêu xuất sắc” do Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế bình chọn.

Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam ra đời năm 2001 có vai trò là cầu nối giữa người sản xuất, các tổ chức và doanh nghiệp… để tạo sức mạnh tổng hợp cho phát triển sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu. Theo đó, Hiệp hội thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia, cập nhật thông tin về ngành hàng trong nước và thế giới, khuyến khích sản xuất theo hướng an toàn, liên kết doanh nghiệp với nông dân, nhằm đầu tư phát triển sản xuất và tạo nguồn nguyên liệu sạch, ổn định, chất lượng cao cho công nghiệp chế biến.

Trong định hướng phát triển bền vững ngành hàng hồ tiêu Việt Nam cần có sự liên kết hiệu quả giữa 4 nhà: nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông. Theo đó, Nhà nước cần ưu tiên cho các nghiên cứu mang tính giải pháp khoa học kỹ thuật tổng hợp để quản lý chặt chẽ các yếu tố đầu vào trong sản xuất, ưu tiên cho các nghiên cứu phát triển giống, chăm sóc và bảo vệ cây trồng, xây dựng quy trình sản xuất theo hướng VietGAP ở các vùng trồng chính... Người trồng hồ tiêu cần đầu tư thâm canh bền vững, sử dụng phân bón cân đối, tăng sử dụng nguồn phân bón hữu cơ dùng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách để tránh được rủi ro do dịch bệnh, duy trì sức khỏe, tuổi thọ của vườn cây và bảo vệ năng suất, chất lượng sản phẩm. Các doanh nghiệp cần đầu tư công nghệ cao, nâng cao giá trị sản phẩm.Các bộ ngành cần chung tay để hồ tiêu Việt Nam giữ vững thị trường truyền thống và phát triển thị trường mới.
Tin tổng hợp
Click vào đây tải phần mềm:   TẢI PHẦN MỀM CÔNG THỨC TÍNH GIÁ TIÊU
- Đăng ký xem video mơi nhất của Tiêu Ngọc Châu: https://goo.gl/HvQaXS
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tag: Tiêu việt nam, Bảng giá tiêu, gia tieu, giá tiêu, giá tiêu đen, giá tiêu hạt, tieu hat, tieu den, tiêu hạt, tiêu đen, tiêu xay, tiêu sọ, tiêu thương phẩm, tiêu xanh, bán tiêu, tiêu giá sỉ, tiêu ngon, cung cấp tiêu hcm, tiêu lẻ giá sỉ, bán tiêu hạt, bán tiêu đen, tiêu ngọc châu, tiêu chư sê, tiêu gia lai, tiêu daklak, tiêu daknong, tiêu bình phước, tiêu phú quốc, tiêu đồng nai, tiêu ăn, tiêu tặng, cách bảo quản hạt tiêu đen


||>> QUÝ VỊ CLICK VÀO HÌNH THAM KHẢO CHI TIẾT BẢNG GIÁ SẢN PHẨM VÀ ĐẶT HÀNG: sản phẩm ngọc châu
2 comments:
Unknown said...

Hiệp hội hồ tiêu cần xây dựng chuẩn quy tắc chất lượng để đảm bảo chất lượng lâu dài xuất đến các thị trường quốc tế như mỹ, eu...

TIÊU NGỌC CHÂU said...

Rồi cũng ok thôi bạn ạ. Sau đợt hạ giá này là bài học cho các hộ trồng hồ tiêu.

Powered by Blogger.
VỊ TRÍ ĐẠI LÝ TRÊN BẢN ĐỒ


SẢN PHẨM TỔNG HỢP



tiêu đen

tiêu sọ trắng

tiêu xanh

tiêu lốp
/* HOTLINE */